Công ty điêu khắc đá

So sánh tạo hình Sư Tử Đá Việt với sư tử trung quốc

Thời gian qua báo đài thường xuyên đề cập đến vấn đề di dời các tượng sư tử đá ngoại lại đặt tại các đền chùa, nhà hàng .v.v.v việc di dời trên đều nhận được sự ủng hộ của các phía chủ sở hữu, tuy nhiên vấn đề tiếp thu văn hóa nước ngoài trong giai đoạn kinh tế mở đã tác động khá lớn đến việc phân biệt các đặc trưng văn hóa Việt, mà một trong những điều đó là phân biệt và nhận biết các đặc trưng của tạo hình loài sư tử đá trong văn hóa ngàn năm văn hiến nước ta.

Thông qua tìm hiểu các nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra 1 số đặc điểm nhận diện riêng để mọi người hiểu rỏ hơn sự khác biệt giữa các mẫu hình sư tử đá ở các nước có giao lưu văn hóa Việt lâu đời, mà tiêu biểu là so sánh sư tử việt với su tu da trung quốc, loại tượng ngoại lai đang khá phổ biến.

1. Tạo hình tượng sư tử đá Việt Nam: So với những nước trong vùng thì biểu tượng sư tử ở nước ta xuất hiện tương đối trể, gắn bó nhiều với phật giáo và thời gian xuất hiện – được sử dụng nhiều là vào thời lý – trần. Và có 1 số điểm dựa vào để nhận dạng như sau:

su-tu-da-viet-nam

+ Răng: khác với những tạo hình tuong su tu da khác, tại Việt, loài linh vật này được các nghệ nhân điêu khắc đá khắc họa với 1 kiểu dáng khá hiền hòa. Đặc trưng khái quát của tạo hình sư tử Việt là hàm răng có số lượng lớn, nếu ở nước khác thì răng sư tử luôn được tạo hình nhọn – sắc là lởm chởm, thì ở nước ta lại rất bằng phẳng, thậm chí nếu nhìn kỹ, những chiếc răng lại có hoa văn ở bên trong.

+ Hình thể: về tổng quát thì sư tử trong văn hóa Việt không khoe sức mạnh hình thể, thân hình được tạo thể hiện rất rõ trong nghệ thuật điêu khắc đá, nếu linh vật này tại trung quốc luôn phô trương bằng cách rướng người ra phía trước, lộ rõ một khối ức vạm vỡ, và bắp chân nhiều cơ, thì những điểm đó hầu như bị loại bỏ hoàn toàn ở nguyên mẫu ở văn hóa Việt.

+ Bờm và đầu: bờm rất mỏng, ép sát vào cơ thể và được tạo hình một cách hoa mỹ, đôi lúc cũng được thấy dựng ngược lên như của rồng. Lông mày, tai, viền mép đều xuất hiện những hoa văn uốn lượn, mềm mại, có thể nói đến độ tinh tế hiếm thấy.

+ Đuôi: đuôi con sư tử Việt rất mềm mại, uyển chuyển, đều đặn chứ không theo khuynh hướng tua tủa và tạo hình giống ngọn lữa như đa phần ở các nước cùng khu vực

2. Tạo hình sư tử đá trung quốc: tại đất nước này thì tạo hình loài linh vật này có 1 số đặc điểm nhận diện sau

su-tu-trung-quoc

+ Đầu: đầu to, thân vạm vỡ, tỷ lệ ước 1:3, ngực nở, chân mập, móng có vuốt sắc nhọn, lông đỉnh đầu nổi khối, mắt tròn miệng vuông, mũi cao răng sắc, tai nhỏ xếch ngược như chiếc lá, ức có lông, hàm có râu, con đực đầu có bờm.

+ Thân: Lưng có dải băng hoặc lông dài phủ kín, đuôi cũng có nhiều dạng hoặc hình chiếc lá, hình như bàn tay hoặc như búi sợi tơ, lông trước cổ xoăn, giữa ức đeo lục lạc, điểm xuyết sợi anh lạc, có đai gấm.

+ Hoạt động: Sư tử đực đạp cầu, sư tử cái nô đùa với con.

Việc tìm hiểu những khác biệt này thật sự rất quan trọng, hình tượng sư tử Việt là 1 nét riêng đậm chất văn hóa dân tộc, thay vì sự dữ tợn như các mẫu hình khác thì linh vật này trong văn hóa Việt lại hiền hòa và mang tính thân thiện, bảo hộ cho con người, thêm nữa là vật phẩm điêu khắc đá đậm chất mỹ nghệ, 1 mẫu hình hoàn hảo mà con người Việt nên biết và gìn giữ trước sự xâm thực của văn hóa nước ngoài.

Xem thêm bài viết khác về sư tử đá: Ý NGHĨA KIỂU DÁNG SƯ TỬ ĐÁ