Tứ linh: nhân thú kỳ lân
Theo quan niệm từ xa xưa thì trời đất có 4 loại linh thú gọi là tứ linh, đó là: Long – Con kỳ Lân – Quy – Phụng, mổi linh thú có 1 ý nghĩa khác nhau trong tâm lình, mình sẻ dần dần cùng nhau tìm hiểu. Ở bài viết này mình sẻ chia sẻ những điều nên biết về tứ linh – nhân thú kỳ lân.
Ở loài linh thú này, con đực sẻ được gọi là lân, con cái gọi là kỳ, nên gọi chung chúng là kỳ lân, chúng có hình dạng khá đặc biệt khi đầu của rồng, thân thú, đầu có sừng nhưng sừng đó lại là biểu tượng của từ tâm khi không bao giờ được sử dụng để tấn công.
Xem nhiều hơn ngoại hình chúng ta có thể tìm hiểu thông qua các tác phẩm dieu khac da my nghe tượng kỳ lân đá từ thời cổ xưa, thì còn có 1 dạng tạo hình khác là sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rất rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò. Đôi khi nó lại có hình dáng của một con hưu xạ, với chiếc đuôi Bò, trán Sói, móng Ngựa, cũng có 1 dị bản khác với thân hoẵng và đầy thân vảy cá.
Dù hình tượng kỳ lân đá có ở dạng nào thì luôn được tạo dáng rất uy nghiêm với sự dũng mãnh cực độ, trong tín ngưỡng phương đông thì chúng là biểu tượng của sự trường thọ, hạnh phúc và điềm lành cho con người. Người xưa gọi chúng là nhân thú, vì kỳ lân không bao giờ tấn công người, thậm chí đến mức lúc di chuyển cũng cố tránh việc dẫm lên các loài vật nhỏ bé khác.
Việc sử dụng tượng kỳ lân hiện nay khá phổ biến, theo phong thủy thì khi sử dụng đúng cách chúng sẻ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho người dùng, những bài viết tiếp theo mình sẻ sớm cung cấp chi tiết về ý nghĩa của chúng – giá trị phong thủy cũng như những điều cần chú ý khi sử dụng kỳ lân phong thủy, mong các bạn đón đọc.
Bài viết khác về kỳ lân: KỲ LÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI NHÂN LOẠI