Công ty điêu khắc đá

Vẻ đẹp của các ngôi chùa ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nước sùng phật giáo, trên các tỉnh thành khắp cả nước nơi nào cũng có chùa chiền. Vẻ đẹp của các ngôi chùa mỗi nơi cũng khác nhau và nghệ thuật điêu khắc cũng khác nữa

Khi bước vào chùa bạn sẽ có cảm giác tâm tĩnh lặng, những bao nhiều mệt nhọc xua tan đi, bao nhiều giận hờn bực bội tan biến hết. Những ngôi giúp chúng ta muốn tu nhân tích đức làm việc thiên, đuổi cái ác đi. Nhiều chùa xây dựng khang trang các bức tượng bằng đá điêu khắc cũng nhờ các phật tử chung góp lại mà xây len, đó là mỗi tấm lòng thánh thiện của từng người.

chua-mot-cot

Vào thời vua Lý, ông đã cho xây nhiều đền chùa thể hiện được sức mạnh của phật giáo muốn phật giáo đi vào lòng người vì vậy chùa chiền thời đó cũng đa dạng và có tính thẩm mỹ cao. Như chùa Một Cột ở Hà Nội có kiến trúc rất độc đáo, độc nhất vô nhị ở Việt Nam, Chùa hình vuông và được đặt trên một cái Cột trụ to, với đường kinh 1.2m và cao 4m. Tầng trên của chùa được làm từ gỗ và những thanh lan can đá được đặt bên chùa, mái trên cong và được lát bằng ngói,chùa có bộ sường cứng cáp, chùa được đặt tại hồ sen gọi ý về hình ảnh Phật Ngồi Trên Hoa sen

chua-but-thap

Ở Bắc Ninh có ngôi chùa hình giống như cây bút đó là chùa Bút Tháp, kiến trúc của chùa được quay theo hướng Nam, bố cục hài hòa, Ngôi chùa có 9 tầng tất cả và đều dùng khung gỗ lớn để chịu lực và những bệ lan can đá được dùng, trong chùa có những hình linh thú được điêu khắc một cách độc đáo và nhiều hình hoa văn đặc sắc khác được khắc trên lan can. Chùa có tượng phật quan âm nghìn tay nghình mắt nổi tiếng do nghệ nhân điêu khắc Trương làm vào năm 1656. Một bên chùa có tháp bảo nguyên, nơi đây là nơi thờ của hòa thượng Chuyết Chuyết được xây dựng bằng đá xanh và cao 13 mét

chua-keo-thai-binh

Chùa Keo Thái Bình, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng nên, chùa cũng có tên gọi là Nghiêm Quang tự và sau một thời gian được đổi tên là Thần Quang tự, chùa có kiến trúc bày biện từ thấp đến cao, được xây gần hồ, ngoài cùng chùa là tam quan ngoại, tiếp đến là tam quan nội và cuối cùng và khu chùa chín. Chùa có tổng diện tích 5.200 mét, nơi đây có nhiều trò chơi đặc biệt và dân dã trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Đã qua nhiều năm xây dựng và tu bổ Chùa Keo vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc của mình.