Cuộc sống của các nghệ nhân điêu khắc đá Tây Tạng
“Tây Tạng luôn xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh với 1 sự huyền bí và đẫm tính tâm linh, đây cũng là 1 trong những cái nôi của phật giáo. Cuộc sống của các nghệ nhân điêu khắc đá Tây Tạng rất đặc biệt, hầu như cả cuộc đời cống hiến cho sự phát triển của các công trình kiến trúc đạo phật.”
Nếu bạn không phải là người tìm hiểu chuyên sâu thì tây tạng thật sự là 1 nơi huyền bí, thông qua các bộ phim hoặc câu chuyện thì nơi này dần dần mang 1 sự thiêng liêng và thần thánh, cuộc sống của người dân nơi này có vẻ không hề giàu có, nhưng văn hóa và tôn giáo thì lại có lịch sử vô cùng lâu đời.
“Đẹp và rực rỡ là nhận định về nghệ thuật điêu khắc đá Tây Tạng”
Trong đó đặc biệt là phật giáo, bạn có thể nhìn thấy các công trình đạo phật ở mọi nơi, và chúng luôn chiếm 1 vị trí quan trọng trong đời sống người dân nơi này. Nghệ thuật điêu khắc đá ở Tây Tạng được chia thành các dòng tương ứng với tượng thú – tượng người – tượng phật – tượng quan âm bồ tát – tượng cây cối – kiến trúc và các truyền thuyết – huyền thoại của kinh phật. Các tác phẩm thương được trưng bày ở chùa chiền, kiến trúc phật giáo, và nhiều khi là ở các thành phố, nơi công cộng, vì đơn giản phật học là tín ngưỡng chí cao tại nơi này.
“Quá trình tô thuốc nhuộm cho các tác phẩm sau khi hoàn tất”
Cuộc sống các nghệ nhân điêu khắc đá Tây Tạng cực kỳ đơn giản, với họ thì công việc đó là sự cống hiến cho đức phật, không hề có những yêu cầu cao trong cuộc sống, không cần các co so dieu khac tuong phat, họ chỉ tận tụy mạnh mẻ với nghệ thuật. Công việc hết sức khó khăn khi thiếu sự hỗ trợ của trang thiết bị, họ hầu hết chỉ sử dụng các công cụ quen thuộc vốn có và chế tác bằng tay – búa – đục, 1 nét độc đáo nữa là các tác phẩm sẻ được dùng thuốc nhuộm đặc biệt để tạo màu sắc, sự sinh động và rực rỡ.
“Quá trình chế tác hầu hết bằng tay, thiếu sự hỗ trợ của công cụ hiện đại”
Những người thợ thường sống với nhau thành từng nhóm, cuộc sống thường xuyên phải di chuyển rất xa để thực hiện công trình, nên có thể nói là họ không có 1 căn nhà theo đúng nghĩa. Nhiều công trình lớn thì họ sẻ sống trong trại dựng tạm trong thời gian rất dài và có thể là cả cuộc đời, sau khi hoàn tất thì dỡ trại, và tiếp tục cuộc hành trình của cuộc đời.
“Cuộc sống khá khó khăn và di chuyển thường xuyên”
“Những chiếc lều dường như là ngôi nhà chính của họ”
Mặc dù phải trải qua cuộc sống vô cùng khắc khổ và bấp bênh, nhưng đối với mỗi người nghệ nhân hay người thân sẻ đi cùng họ trong cuộc hành trình thì đây là 1 cuộc sống đáng để tự hào, với họ thì việc được phục vụ cho sự phát triển và vẻ đẹp của các công trình phật học là sự vinh hạnh, được thực hiện các tác phẩm thể hiện văn hóa và tính mỹ nghệ độc đáo của tây tạng chính là hạnh phúc.
Nguồn: Cuộc sống của các nghệ nhân điêu khắc đá Tây Tạng.