Công ty điêu khắc đá

Tìm hiểu về hình tượng rồng thời lý

Các năm của vương triều nhà lý, đất nước ta được bình ổn, và có sự phát triển về kinh tế – văn hóa khá lớn. Thời ấy phật giáo chính là quốc giáo, cũng lời thời kỳ phật giáo phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử các vương triều cổ của Việt Nam, hoàng tộc luôn lấy biểu tượng rồng làm dấu ấn của quyền uy, nên hình tượng rồng thời này cũng có những liên quan mật thiết đến nghệ thuật điêu khắc đá mỹ nghệ – chế tác vật phẩm mỹ thuật. Và điều đó đã được chứng minh thông qua các di vật khảo cổ, các nhà văn hóa học nước ta đã làm sáng tỏ nhiều điều về hình tuong rong da thời nhà lý.

hinh-rong-thoi-ly

1. Nguồn gốc loài rồng thuần Việt: Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc hình tượng con rồng trong văn hóa Việt, có thuyết nói về rồng của người Việt thật ra là thần thánh hóa loài cá sấu, cụ thể tong tạp chí Nguyên cứu Lịch sử có viết “Đầu tiên Tô-tem của người Việt có thể là một giống rắn nào đó – một giống bò sát nào đó. Loài rắn này được thể hiện có cơ thể rất lớn, đầu mang mào, lại có thể có cả chân, ít nhiều điểm giống con rồng. Người Việt Nam xưa vẫn cho là một giống rắn thần thân dài, mào đỏ chót. Nhiều làng ở Việt Nam xưa đã thờ giống rắn thần đó , ông Văn Tân lại tiếp tục chứng minh nguồn gốc con rồng từ cá sấu “Ngờ rằng con Giao Long mà người Việt xưa xăm vào mình có lẽ là con cá sấu”. Cùng quan điểm với ông Văn Tân thì có Gs.Phạm Huy Thông, Gs.Hà Văn Tấn “Như vậy theo chúng tôi, hình hai con cá sấu được cách điệu hài hào giao nhau trên búa đồng Đông Sơn là hình của con Giao Long. Phải chăng đây là hình tượng con rồng đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam”.

hinh-giao-long-tren-mat-trong-dong

Tuy nhiên cũng có những ý kiến khá đúng đắn bát bỏ giả thuyết rồng là bắt nguồn từ hình tượng cá sấu khi Gs.Phạm Huy Thông viết “Chúng ta chưa khẳng định mười mươi rằng con rồng có tiền thân từ con cá sấu Đông Nam Á. Nhất là động vật học chưa xác định sự tồn tại của cá sấu ở vùng biển Bắc bộ”.

2. Đặc điểm ngoại hình: Rồng thời lý có nhiều điểm khác biệt, đặc trưng riêng có thể phân biệt được với tuong da hình rồng của các thời khác như

+ Đầu rồng thời lý: Mào trùm toàn bộ môi trên và hài hòa cùng nang tạo thành hình đám mây bồng bềnh bay, Bờm tỏa ra sau gáy và tạo hình như được gió thổi bay, râu mềm mại và được tạo dáng như làn sóng hướng về phía trước, được thu nhỏ dần, mũi rồng được tạo hình giốn những đường cong xếp chồng lên nhau. Miệng luôn tạo hình 2 hàm răng đang ngậm hoặc nhả ngọc. Cả chiếc đầu làm người nhìn liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá bồ đề.

dau-rong-thoi-ly

+ Thân rồng: thân rồng hình tròn lẳn, da trơn, to từ cổ nhỏ dần đến đuôi, không có vảy. Thân rồng thường có 11 đến 13 khúc, các khúc có cung độ đều nhau và uốn lượn hình thắt miệng túi đáy tròn, miệng thắt nhỏ hơn.

+ Chân: Gồm 4 chân, có 2 loại là loại 3 móng vuốt và loại có 5 móng vuốt. Dù loại có 3 móng vuốt hay 5 móng vuốt cũng đều nhỏ nhắn, có 3 đốt và có móng vuốt sắc như móng chim. Ở khuỷu chân có một cụm lông hình chỏm mây bay về phía sau mềm mại.

than-rong-thoi-ly

Rồng thời lý thể hiện được những nét nghệ thuật riêng biệt của văn hóa nước Việt ta, hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.

Xem thêm bài viết thú vị khác: CÁC TƯỢNG PHẬT LỚN NHẤT