Công ty điêu khắc đá

Tượng đá non nước điêu đứng vì linh vật ngoại lai

Tượng đá Non Nước từ lâu đã có danh tiếng trong làng điêu khắc đá mỹ nghệ của nước ta từ lâu, tuy nhiên do trong những năm qua xu thế sử dụng tượng linh vật phong cách ngoại lai phát triển khá mạnh, thời gian gần đây lại có những chính sách cấm trưng bày để đảm bảo tính nghệ thuật bản sắc Việt, nên làng đá Non Nước đang điêu đứng.”

Khi đến thăm làng mỹ nghệ đá Ngũ Hành Sơn, bạn sẻ thấy tuong da non nuoc dep tạo hình linh vật như sư tử, kỳ lân, tỳ hưu .v..v được chế tác rất nhiều, bản thân chúng lại là những linh vật ngoại lai và theo công văn khuyến cáo của bộ văn hóa – truyền thông và du lịch thì chúng là thuộc diện không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuy nhiên lại có 1 sự thật đáng lo ngại là những tượng linh vật ngoại lai kia đang chiếm lên 70% giá trị sản phẩm và doanh thu của các cơ sở đá mỹ nghệ nơi này. Công văn của bộ ảnh hưởng khá lớn đến việc bán tượng đá của làng, chén cơm manh áo của người dân nơi này gắn bó rất lớn với từng sản phẩm đưa ra thị trường, con số 70% doanh thu thật sự là 1 vấn đề nghiêm trọng đến đời sống các người thợ.

tuong-da-non-nuoc

Hiện nay các cơ quan chức năng địa phương đang đau đầu với vấn đề tìm loại tuong da gì để thay thế các linh vật không đúng bản sắc Việt kia, vì thông cáo “không trưng bày, không sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam” khá chung chung, cấp dưới và người sản xuất đang khó khăn trong vấn đề phân biệt linh vật nào là thuần Việt, và loài nào thì không, bán tượng đá linh vật nào là được phép và không bán loại nào, tiếp theo cần nói đến là số hàng đã sản xuất, đã ký hợp đồng, và hàng tồn kho, các doanh nghiệp đa dạng mặt hàng thì mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng, còn các cơ sở chuyên sản xuất, độc quyền về linh vật tạo dáng ngoại lai thì đứng trước cột mốc tồn tại hay phải giải tán.

Theo ông Nguyễn Văn Hiền – chủ tịch UBND P.Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng thì “Nói chính quyền đưa ra khuyến cáo gì, lựa chọn mẫu con vật gì phù hợp với thuần phong mỹ tục để yêu cầu người dân sản xuất theo là rất khó. Thực tế chính quyền cũng khó mà can thiệp sâu và bảo dân nên sản xuất con gì. Vì làng nghề có hàng trăm năm, người thợ rất tinh xảo nên tôi tin rằng người dân sẽ tự chuyển đổi được và họ sẽ tự tìm được đầu ra cho mình”.

Đúng như vậy, về lâu dài thì tuong da dep chắc chắn sẻ có thị trường tiêu thụ, tuy nhiên tượng đẹp nhưng bị cấm trưng bày thì sẻ là bế tắc, ở đây cần sự đồng lòng giữa chính quyền địa phương – các cấp lãnh đạo và người thợ sản xuất để tìm định hướng sản phẩm cũng như nắm bắt sự thay đổi của thị trường để biết người tiêu thụ ưa chuộng mặt hàng gì sau khi cấm linh vật ngoại lai, từ đó tạo định hướng cho các nghệ nhân và thợ, còn vấn đề tay nghề thì hoàn toàn không phải là khó khăn cho ngôi làng với hàng trăm năm kinh nghiệm truyền thống này.