- 0
Điêu khắc sư tử đá Non Nước
Người Việt cũng dùng linh vật sư tử, nhưng có những điểm khác biệt với sư tử Trung Quốc. Tại làng đá Non Nước nổi tiếng tại Đà Nẵng đã cho ra đời nhiều linh vật kiểu Việt như nghê, sấu, voi, hổ… và nhất là sư tử đá có cách tạo hình linh vật này hoàn toàn khác với sư tử đá Trung Quốc. Sư tử đá Non Nước thường là để gác lăng mộ, đền đài với mục đích trấn áp, nên kích thước của nó rất cao, to và thường đặt ở phía trước cổng, trước lăng mộ hoặc hoan hỉ chào đón ở lối vào, hoặc là tạo ra sự thương cảm ở các đền miếu.
Xưa kia, vào thời Nguyễn, sư tử đá Non Nước là con vật soi xét, phân biệt người ngay kẻ gian được đặt trước điện Thái Hòa (kinh thành Huế). Vì thế, dân gian Việt có câu “làm phượng thì múa, làm sư thì chầu”. Để phù hợp với chiều kích văn hóa người Việt, các nghệ nhân non nước con nghê thường nhỏ hơn sư tử đá Trung Quốc. Cái đầu thường nhìn lên, tạo sự giao cảm với con người chứ không tạo ra sự ngăn cách, thị uy như sư tử Trung Quốc. Sư tử đá làng non nước thường khắc chữ “vương” trên trán, mình mập, tròn, đầu ngẩng lên, bờm xoắn lên hoặc dựng ra phía sau, động tác mô tả thì đang vươn lên để gầm, miệng ngậm ngọc.