Công ty điêu khắc đá

Sự hình thành và phát triển của làng đá Non Nước

Sự hình thành và phát triển của làng đá Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, sự hình thành làng đá Non Nước có chăng của là cái duyên phận của người thợ điêu khắc đá với quần thể Ngũ Hành Sơn”

Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì làng đá ngũ hành sơn đà nẵng trước đây có tên là: Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ thế kỷ 18. Dựa theo văn bia của Tiền hiền họ Huỳnh có ghi: “Thạch tượng Quán Khái Đông Huỳnh Bá Công thỉ khai” và “ Bổn xã Huỳnh Bá Tộc lập” cùng với sự kể lại của các cụ già ở đây thì nghề đá ở chân núi Ngũ Hành có thể ra đời cùng với thời điểm lập làng. Người đầu tiên lập làng và khai sinh ra nghề đá này là cụ Huỳnh Bá Quát có gốc ở Thanh Hoá.

dieu-khac-da-non-nuoc

Trước đây nghề làng nghề đá non nước còn gọi là làng nghề đá Quán Khái, ban đầu mới khai nghề, nó được coi là nghề phụ, trong những lúc công việc đồng áng rãnh rỗi và những ngày mưa gió. Nghề chính của họ vẫn là làm ruộng, trồng lúa nước ven sông Cổ Cò. Nghề đá phổ biến trong phạm vi gia đình, không học trường mà chỉ có tính truyền thống cha truyền con nối, người nọ chỉ cho người kia, miệt mài làm việc những lúc nông nhàn. Cũng có một số người cho rằng lúc lập làng chỉ có 5 đến 6 gia đình, có thể họ là những người ở miền Bắc hoặc Thanh Hóa vào Huế để xây dựng cung điện, lăng tẩm cho chúa Triều Nguyễn, sau khi xong việc họ tìm đến mảnh đất này để định cư, vì nơi đây họ thấy có nguồn đá quý hiếm mà trước đó họ đã thăm dò để lấy đá về xây dựng Lăng tẩm cho nhà Vua.

Lúc mới phát triển nghề, những sản phẩm của họ bắt đầu là những cái chì lưới phục vụ cho nghề đánh cá của ngư dân ở làng Cẩm Sa, Cát Gấm thời đó, hoặc đục đẽo những viên đá vuông vắn để kê chân cột, sản phẩm cũng có thể là những tấm bia mộ chí để đánh dấu cho những nấm mồ của người thân. Bước sang thế kỷ 19 nghề đá ở Quán Khái phát triển khá hơn, lúc này cả làng khoảng 15 đến 20 gia đình làm nghề này. Sản phẩm đầu tiên của họ được Triều đình Huế biết đến là bộ ấm trà của cụ Huỳnh Bá Triêm, đánh dấu 1 bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển của nghề đá Quán Khái lúc bấy giờ.

Chuyện kể rằng: “Lúc đó có một người nông dân nghèo ở trong làng theo đuổi một vụ kiện về ruộng đất kéo dài đến hơn 3 năm mà vẫn chưa có kết quả, nên người đó nghĩ đến việc đục đẻo ra 1 bộ khay trà bằng đá Non nước rất đẹp để biếu Quan và nhờ Quan xử thắng kiện”. Từ đó nhiều người trong làng đã chú ý đến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Những sản phẩm như bình phong, mặt bàn ghế, đá lát nền, ấm trà và nhiều sản phẩm khác lần lượt ra đời tạo công ăn việc làm cho nhiều người, sản phẩm từ đá không còn là tự cung tự cấp mà bắt đầu được coi là hàng hoá, cũng từ đây nghề đá Non nước trở thành một trong những nghề chính, chỉ đứng sau nghề Nông. Lúc này xuất hiện thêm một nghề mới đó là dịch vụ thương mại, các hộ gia đình ở xung quanh chân núi Thủy Sơn mở quầy để giới thiệu và bán những sản phẩm đá Mỹ nghệ, họ không chỉ làm các sản phẩm truyền thống thuần túy như trước mà đã biết làm thứ đồ vật gì mới để đáp ứng người mua hàng. Vì thế, nhiều hộ gia đình làm nghề này làm ăn khá dần lên và bắt đầu hình thành những người chủ trại sản xuất đồ đá Mỹ nghệ, từ đó họ mở rộng qui mô sản xuất thu hút nhiều lao động tại chỗ vào làm việc, đặc biệt hơn hết là dạy nghề cho con cháu của họ nối nghiệp về sau.

Đến cuối thế kỷ 19, sản phẩm hình tượng sư tử do cụ Huỳnh Đàm đẻo gọt đã ra đời, làm cho nhiều du khách biết đến, tiếp theo các nhiều hình tượng khác như cá, chim, ngựa … lần lượt được các ngưòi thợ ở đây chế tác để đáp ứng ngày càng phong phú sản phẩm thủ công Mỹ nghệ cho khách hàng. Do nhu cầu đa dạng về sản phẩm, lượng đá nguyên liệu lại có hạn, vì vậy ngoài sử dụng loại đá Non nước người ta còn lặn lội đi tìm nguyên liệu ở nhiều nơi để có những sản phẩm như ý, họ đã lên tận vùng Đại lộc, Quế sơn để lấy những loại đá khác giống như loại đá chàm về khắc tượng và làm đồ Mỹ nghệ. Một trong những người có ý tưởng dùng loại đá này là cụ Nguyễn Chất tiền thân của các nghệ nhân nghề đá họ Nguyễn ngày nay.

Hiện nay nghề điêu khắc đá Mỹ nghệ Non nước không chỉ nổi tiếng trong phạm vi quốc gia mà còn được nhiều nước trên thế giới và những người sành chơi đồ Mỹ nghệ biết đến. Tuy làng nghề còn mang tính truyền thống và thủ công, song việc chế tác bằng phương pháp thủ công trước đây hầu như không còn nữa mà thay thế hoàn toàn bằng máy móc, với công nghệ hiện đại, năng suất hiệu quả sản xuất ngày càng cao, như công nghệ nhuộm màu, quét màu, đánh bóng sản phẩm được áp dụng bằng phương pháp tiên tiến nên sản phẩm làm ra càng đẹp và tinh xảo hơn nhiều. Do nhu cầu ngày càng lớn về màu sắc và kích cỡ sản phẩm đá Mỹ nghệ ngày càng đa dạng nên người ta phải sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khắp nơi ở trong nước cũng như nhập từ nước ngoài mới đáp ứng được các đơn đặt hàng. Hiện tại, nghề đá Non Nước đem lại một nguồn lợi đáng kể cho địa phương, các co so dieu khac da chiếm một tỷ trọng lớn trong nghành công nghiệp Quận nhà, ước tính doanh thu hằng năm lên đến gần 70 tỷ đồng giải quyết hơn 2000 lao động tại chỗ. Nhiều nghệ nhân xuất thân từ nghề truyền thống này đã trở thành những doanh nghiệp làm ăn phát đạt có tiếng trên thương trường như: Nguyễn Hùng, Nguyễn Việt Minh, Huỳnh Bá Hiếu, Trần Văn Xuất… và cũng chính họ là những cháu con của ông tổ làng nghề đá Quán Khái ngày xưa.

Bài viết: Sự hình thành và phát triển của làng đá Non Nước

Tham khảo nguồn: Trang thông tin điện tử quận Ngũ Hành Sơn.